Mentorship 2016

Học phí cho việc học thông qua trải nghiệm trực tiếp, thử & sai luôn rất đắt và không phải lúc nào cũng cần thiết. Vì vậy, một trong 3 hoạt động đào tạo “Đồng hành Cùng Sinh viên” do BFF triển khai là chia sẻ trải nghiệm sống cho các em với tên gọi “Mentorship Program”. Download brochure

A.    Mục tiêu

“Nguồn gốc căn bản nhất của kiến thức là kinh nghiệm” – Albert Einstein.

Chương trình “Người Bạn Lớn” được triển khai với mục đích đem đến cho sinh viên BFF những cơ hội học tập mới bằng việc tiếp cận các trải nghiệm cuộc sống thực tế cần thiết, từ đó chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc cho sự phát triển và định hướng cá nhân.

Chương trình mong muốn trang bị cho sinh viên BFF những lợi ích (bao gồm nhưng không giới hạn) sau: chia sẻ kiến ​​thức, chia sẻ kỹ năng, phát triển bản thân, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp, xây dựng sự tự tin và bản sắc cá nhân.

B.    Vai trò & Trách nhiệm

1)     Mentor:

  • Mentor là một người huấn luyện, một người bạn, một nguồn chia sẻ kinh nghiệm sống hữu ích để hỗ trợ Mentee trang bị và nâng cao khả năng, kinh nghiệm sống của mình.
  • Mentor là /có thể là hình mẫu cho Mentee noi theo và tìm kiếm lời khuyên. Vì vậy, Mentor cần hết sức tế nhị và cẩn trọng khi đưa ra các hướng dẫn, tư vấn.

2)     Mentee:

  • Mentee là sinh viên BFF đã vượt qua quy trình tuyển chọn, là một người bạn, là một cá nhân độc lập, có quan điểm riêng và sẵn sàng học hỏi kiến ​​thức mới để phát triển khả năng của mình.
  • Mentee phải tự chịu trách nhiệm về việc tham gia chương trình của mình. Kết quả thu nhận được sẽ tương xứng với nỗ lực mà mỗi Mentee đầu tư cho chương trình. Vì vậy, Mentee phải có sự chuẩn bị kĩ càng, tập trung cao trong mỗi buổi chia sẻ, và sử dụng thời gian một cách khôn ngoan / hiệu quả.

* Lưu ý: Mentor không phải người tư vấn chuyên nghiệp, bác sĩ tâm lý, nhân viên công tác xã hội, bạn bè cùng chơi hoặc đại diện phụ huynh. Mentee phải tôn trọng sự riêng tư của Mentor và nỗ lực thiết lập một mối quan hệ chuyên nghiệp để nhận được nhiều hướng dẫn, chia sẻ nhất.

C.    Các điều khoản:

  • Thời gian: mỗi kỳ kéo dài trong vòng 6 tháng; Mentor và Mentee sẽ gặp mặt thảo luận mỗi tháng một lần, tối thiểu 2 giờ; BFF sẽ làm việc với Mentor và Mentee trước để đưa ra thời gian phù hợp.
  • Địa điểm: BFF sẽ cung cấp địa điểm và các hỗ trợ cần thiết cho các buổi chia sẻ.
  • Chủ đề: BFF sẽ làm việc với Mentor để quyết định chủ đề thảo luận. Mentee luôn được khuyến khích đề xuất các chủ đề mà các em cảm thấy quan trọng và phù hợp với mình.
  • Nội dung thảo luận: Khi chủ đề đã được chọn, Mentor có toàn quyền xây dựng và quyết định cách thức tổ chức buổi chia sẻ: agenda, nội dung, phong cách trình bày… mà Mentor cho rằng phù hợp nhất cho các em sinh viên.
  • Bảo mật: Thông tin của Mentor & Mentee luôn luôn được bảo mật. BFF sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin với bên thứ ba nào mà không có sự chấp thuận của người sở hữu. Mentor và Mentee phải tôn trọng sự riêng tư và cuộc sống cá nhân của mỗi bên.
  • Khán giả: Không một cá nhân / tổ chức nào được tham gia buổi chia sẻ mà không có sự cho phép trước của BFF & Mentor
  • BFF luôn đồng hành với Mentor và Mentee trong suốt chương trình để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.

D.    Quy tắc ứng xử:

1)     Trung thực và tôn trọng

  • Mentor phải trung thực trong cách đánh giá của mình, đặt ra những kỳ vọng sát thực tế, làm hình mẫu dẫn dắt tốt và tránh trường hợp thiên vị. Trong quá trình giao tiếp, Mentor cần lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với vai trò của mình.
  • Mentee phải tôn trọng Mentor bằng cách hành xử thích hợp trong và sau buổi chia sẻ, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và thông báo cho Mentor hoặc BFF nếu có thắc mắc hoặc vấn đề phát sinh.

2)     Tích cực chia sẻ, tham gia và hỗ trợ lẫn nhau

  • Mentor nên khuyến khích Mentee giao tiếp cởi mở và mạnh dạn đóng góp ý kiến. Một môi trường an toàn và thân thiện là chìa khóa thành công cho hành trình học tập của các em.
  • Mentee nên chia sẻ những ý tưởng, mục tiêu, nguyện vọng, kỹ năng và kế hoạch tương lai của mình bằng cách nhiệt tình tham gia và thảo luận. Mentor chỉ có thể làm tốt công việc chia sẻ, hướng dẫn khi họ biết và hiểu rõ nhu cầu của Mentee.
  • Lời nói có thể gây tổn thương: Mentor và Mentee được khuyến khích sử dụng tư duy và ngôn ngữ tích cực xuyên suốt chương trình.

3)     Tạo sự tin tưởng

  • Mentor & Mentee phải nỗ lực cùng nhau xây dựng sự tin tưởng, cởi mở và giao tiếp hài hòa.

 

————————————————————————————

Bài liên quan

Giới thiệu Học bổng BFF / Người dẫn dắt – Mentors / Thực tập Hè 2014